Dậy thì sớm là gì? Nguyên nhân, điều trị, triệu chứng dậy thì sớm ở trẻ

Ngày cập nhật: 18-04-2025
64

Khi mối quan tâm đến sự phát triển của trẻ em ngày càng tăng, nhiều phụ huynh lo lắng liệu con mình có phát triển đúng cách hay tốc độ tăng trưởng của trẻ có nhanh hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Thực tế, số lượng trẻ em được chẩn đoán mắc chứng dậy thì sớm đang có xu hướng gia tăng đáng kể trong những năm gần đây. Để tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng này, mời quý bạn đọc cùng Phòng khám Đa khoa Quốc tế H PLUS tham khảo thông tin trong bài viết sau.

Tỷ lệ nam và nữ mắc dậy thì sớm

Dậy thì sớm là khi quá trình dậy thì bắt đầu sớm hơn so với các trẻ cùng độ tuổi. Tình trạng này xảy ra khi có sự xuất hiện các đặc điểm sinh dục thứ cấp ở bé gái vào khoảng 9 tuổi và bé trai vào khoảng 10 tuổi, và tỷ lệ gặp phải ở bé gái cao gấp 10 lần so với bé trai. 

Tỷ lệ trẻ em dậy thì sớm đang gia tăng nhanh chóng trên toàn cầu. Nếu như cách đây 100 năm, độ tuổi trung bình có kinh nguyệt ở trẻ gái là khoảng 16-17 tuổi, thì đến năm 2010, con số này đã giảm xuống dưới 13-14 tuổi. Tại Việt Nam, Bệnh viện Nhi Trung ương những năm đầu thập kỷ 90 chỉ ghi nhận 14 trường hợp trẻ dậy thì sớm, nhưng đến năm 2024, số ca đã tăng vọt lên 1.175.

Ở bé gái, dậy thì sớm được xác định khi có sự phát triển ngực và mọc lông mu trước 8 tuổi. Còn ở bé trai, dậy thì sớm được xác định khi mọc lông mu trước 9 tuổi hoặc thể tích tinh hoàn lớn hơn 4 ml.

Nguyên nhân gây dậy thì sớm ở trẻ

Dậy thì sớm ở trẻ thường là do các nguyên nhân phổ biến dưới đây gây nên:

Gần đây, béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng do việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm kích thích và giàu calo như đồ ăn nhanh, thực phẩm cay và mặn và đồ ăn khuya. Khi các tế bào mỡ tăng lên do béo phì, hormone leptin, hormone thúc đẩy sự tiết các hormone sinh dục, cũng tăng lên và gây ra dậy thì sớm.Ngoài ra, sự gia tăng các hormone môi trường do ô nhiễm môi trường như bụi mịn cũng được xem là một nguyên nhân gây dậy thì sớm. Các hormone môi trường có trong thuốc trừ sâu, nhựa, lon,… đều là những sản phẩm không dễ bị phân hủy sau khi được sản xuất ra. Những chất này làm gián đoạn chức năng bình thường của các hormone nội tiết, có tác dụng giống như hormone sinh dục hoặc làm cản trở tác dụng của hormone sinh dục, gây mất cân bằng hệ nội tiết trong cơ thể.

Ngoài ra, thói quen sống không lành mạnh cũng có thể gây ra dậy thì sớm. Có nhiều trường hợp trẻ em không thể ngủ ngon vào ban đêm vì sử dụng điện thoại thông minh, máy tính, TV,… đến khuya. Nếu giờ đi ngủ muộn sẽ làm giảm phản ứng tiết melatonin sẽ giảm và từ đó làm tăng nguy cơ dậy thì sớm.

Dậy thì sớm ở trẻ em – điều trị ra sao?

Nếu được chẩn đoán mắc dậy thì sớm, trẻ sẽ được chỉ định tiêm thuốc làm chậm quá trình dậy thì với khoảng cách từ 4 đến 12 tuần. Đôi khi, mọi người lo lắng rằng việc điều trị dậy thì sớm sẽ làm chậm quá trình tăng trưởng chiều cao, nhưng thực tế, việc điều trị này lại giúp tăng trưởng chiều cao vì nó ngăn chặn việc đóng ván tăng trưởng quá nhanh.

Song song với điều trị, việc điều chỉnh lối sống của trẻ cũng vô cùng quan trọng. Phụ huynh nên hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm giàu calo và kích thích như thịt béo, đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn, đồng thời tăng cường tiêu thụ protein động vật như rau, trái cây, thịt bò, thịt gà và cá trắng giàu khoáng chất và chất xơ. Bên cạnh đó, trẻ cũng nên duy trì tập thể dục thường xuyên để phòng ngừa béo phì, và tránh sử dụng điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.

Giáo sư danh dự Lim In-seok, chuyên gia về Nhi khoa và Y học vị thành niên của Bệnh viện H PLUS Yangji (Hàn Quốc) chia sẻ: “Điều trị dậy thì sớm nhằm mục tiêu giảm thiểu sự xuất hiện của các bệnh lý khác và giảm bớt căng thẳng tinh thần cho trẻ bằng cách điều chỉnh tốc độ phát triển của trẻ.” Ông cũng cho hay: “Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về sự phát triển của trẻ, việc kiểm tra kỹ lưỡng qua khám nhi khoa và bắt đầu điều trị sớm vào thời điểm thích hợp là rất quan trọng.”

Dậy thì sớm không chỉ gây ra những căng thẳng về thể chất mà còn ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ và gia đình. Các bé gái phải trải qua kỳ kinh nguyệt khi còn quá nhỏ và đối mặt với những áp lực tâm lý lớn, trong khi các bé trai lại gặp phải các vấn đề về cảm xúc như tính hung hăng hoặc nổi loạn. Hơn nữa, dù chiều cao có thể tăng trưởng nhanh trong giai đoạn đầu nhờ sự tiết hormone sinh dục quá mức, nhưng khi quá trình trưởng thành tiếp diễn, ván tăng trưởng đóng lại sớm do sự mất cân bằng hormone tăng trưởng sẽ khiến chiều cao cuối cùng của trẻ có thể thấp hơn so với dự đoán.

Phòng khám Đa khoa Quốc tế H PLUS | H PLUS International Medical Center
“Y học tiên phong – Song hành cùng y đức” | “Excellence in Medicine – Compassion for humanity”
📍 Tầng 7–8, Tòa nhà Văn phòng A, Lotte Mall Tây Hồ, 272 Võ Chí Công, Hà Nội