Tiêm vắc xin định kỳ giúp bạn phòng cúm hiệu quả

Ngày cập nhật: 30-04-2025
25

Tiêm vắc xin định kỳ, hạn chế tiếp xúc nơi đông người, rửa tay thường xuyên, tăng cường sức đề kháng và giữ gìn vệ sinh môi trường là những biện pháp quan trọng giúp chúng ta phòng ngừa hiệu quả nguy cơ mắc bệnh cúm. Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Quốc tế H PLUS tìm hiểu chi tiết về bệnh cúm và cách phòng tránh hiệu quả trong bài viết sau!

Cúm là do đâu gây nên?

Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm do virus Influenza gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng, đặc biệt khi tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh. Thời tiết lạnh và độ ẩm cao cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Nếu không được kiểm soát, cúm có thể bùng phát thành dịch hoặc thậm chí đại dịch.

Virus cúm lây lan chủ yếu qua:

  • Đường hô hấp: Khi hít phải virus từ không khí.
  • Giọt bắn và nước bọt: Lây qua các giọt nhỏ từ người bệnh khi họ ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.
  • Dịch tiết mũi họng: Khi chạm vào các bề mặt có virus rồi đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

Người mắc cúm thường có các biểu hiện sau:

  • Sốt cao trên 38°C.
  • Cơ thể nhức mỏi, đau cơ bắp.
  • Đau đầu dữ dội.
  • Nghẹt mũi, sổ mũi.
  • Ho khan, viêm họng.

Lưu ý: Cúm dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường. Trong khi cúm khởi phát đột ngột với sốt cao và đau nhức cơ thể, cảm lạnh thường tiến triển chậm hơn với các triệu chứng nhẹ như hắt hơi, sổ mũi và đau họng.

Cách giúp bạn tránh xa bệnh cúm

Thường xuyên đeo khẩu trang và hạn chế đến nơi đông người

Cúm là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh qua nhiều con đường. Để giảm nguy cơ nhiễm bệnh, bạn nên tránh đến những nơi đông người khi không thực sự cần thiết. Nếu mắc cúm, hãy chủ động hạn chế tiếp xúc với người xung quanh, đặc biệt là người thân, để ngăn chặn sự lây lan. Khi ra ngoài, đừng quên đeo khẩu trang và thay khẩu trang sau mỗi 2 giờ để đảm bảo hiệu quả bảo vệ.

Rửa tay thường xuyên

Giữ đôi tay sạch sẽ là một trong những cách đơn giản nhưng hiệu quả để ngăn ngừa bệnh cúm. Hãy rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn để loại bỏ virus và vi khuẩn. Chỉ rửa tay với nước không đủ để làm sạch hoàn toàn, vì vậy bạn nên sử dụng các loại xà phòng có khả năng diệt khuẩn tốt.

Bàn tay thường xuyên tiếp xúc với nhiều vật dụng trong ngày, dễ tích tụ virus. Việc chạm tay lên mặt, mắt, mũi, miệng có thể vô tình đưa mầm bệnh vào cơ thể. Vì vậy, hãy rửa tay đúng cách và hạn chế chạm tay lên mặt để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi

Ho và hắt hơi là phản xạ tự nhiên giúp cơ thể loại bỏ virus, vi khuẩn, bụi bẩn và đờm ra ngoài. Tuy nhiên, những giọt bắn từ hành động này có thể chứa virus cúm và lây lan sang người khác. Vì vậy, hãy luôn che miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay khi ho, hắt hơi để hạn chế sự phát tán mầm bệnh. Đây không chỉ là biện pháp bảo vệ sức khỏe mà còn thể hiện sự lịch sự nơi công cộng.

Ngoài ra, việc vệ sinh mũi và họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý giúp loại bỏ vi khuẩn, giảm nguy cơ nhiễm cúm và các bệnh về đường hô hấp.

Tăng cường sức đề kháng

Một hệ miễn dịch khỏe mạnh là yếu tố quan trọng để chống lại virus cúm. Để nâng cao sức đề kháng, bạn cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất qua các thực phẩm bổ dưỡng. Dưới đây là một số loại thực phẩm giúp bạn duy trì sức khỏe và phòng ngừa cúm:

  • Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C giúp tăng cường khả năng miễn dịch, thúc đẩy sự hình thành kháng thể. Các nguồn vitamin C phong phú có thể kể đến là cam, quýt, bưởi, ổi, chanh, và các loại rau như bông cải xanh, rau cải thìa, mầm cải…
  • Thực phẩm chứa kẽm: Kẽm có tác dụng giảm sự phát triển của virus cúm. Bạn có thể bổ sung kẽm từ các thực phẩm như thịt heo nạc, lòng đỏ trứng, ngũ cốc và gan lợn.
  • Rau thơm: Các loại rau như diếp cá, thì là, kinh giới, húng quế, rau răm không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn có tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm hiệu quả.
  • Củ gừng và tỏi: Với tính ấm và vị cay, gừng và tỏi có thể giúp làm giảm các triệu chứng của cúm. Uống trà gừng mật ong nóng là một cách đơn giản nhưng hiệu quả để hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh.

Giữ gìn môi trường sạch sẽ

Một không gian sống và làm việc sạch sẽ, thoáng đãng không chỉ giúp tạo bầu không khí trong lành mà còn giảm nguy cơ lây nhiễm virus cúm.

Dù ở nhà hay nơi làm việc, việc vệ sinh thường xuyên là vô cùng quan trọng. Đặc biệt, môi trường công sở có nhiều người qua lại và thiết bị dùng chung như bàn ghế, máy tính, điện thoại,… là nơi virus dễ bám dính và lây lan. Do đó, hãy thường xuyên lau chùi bề mặt tiếp xúc bằng dung dịch sát khuẩn để ngăn chặn sự phát tán của mầm bệnh.

Tiêm vắc xin cúm

Tiêm vắc xin cúm hàng năm là phương pháp hiệu quả nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh và hạn chế các biến chứng nghiêm trọng. Vắc xin giúp cơ thể tạo ra kháng thể, tăng khả năng phòng vệ trước virus cúm.

Những đối tượng cần đặc biệt lưu ý:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Do chưa thể tiêm vắc xin, cách tốt nhất để bảo vệ trẻ là đảm bảo những người thân xung quanh đã được tiêm phòng đầy đủ.
  • Phụ nữ mang thai: Việc tiêm vắc xin không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ mà còn tăng khả năng miễn dịch cho bé, giúp giảm nguy cơ mắc cúm trong những tháng đầu đời.

Thời điểm thích hợp để tiêm ngừa:

Mùa thu và mùa đông là thời gian virus cúm hoạt động mạnh nhất, vì vậy, bạn nên chủ động tiêm phòng trước khi dịch bệnh bùng phát. Sau khi tiêm, cơ thể cần khoảng 2 tuần để sản sinh kháng thể, trong thời gian này, hãy chú ý giữ gìn sức khỏe để vắc xin phát huy hiệu quả tối ưu.

Độ an toàn và phản ứng sau tiêm:

Vắc xin cúm có mức độ an toàn cao. Một số phản ứng nhẹ có thể xảy ra sau tiêm như:

  • Sưng nhẹ hoặc đau nhức tại vị trí tiêm.
  • Đau đầu, mệt mỏi.
  • Sốt nhẹ.

Tuy nhiên, các triệu chứng này thường tự khỏi trong 1 – 2 ngày mà không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Các loại vắc xin cúm hiện có tại Việt Nam:

Hiện nay, một số loại vắc xin cúm theo cơ chế bất hoạt đang được sử dụng phổ biến, bao gồm:

  • Vaxigrip Tetra (Pháp).
  • Influvac Tetra (Hà Lan).
  • GC Flu Quadrivalent (Hàn Quốc).
  • Ivacflu-S (Việt Nam).

Chủ động tiêm phòng vắc xin cúm giúp bảo vệ sức khỏe của bạn và những người xung quanh, đặc biệt là trong mùa dịch!

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn hoặc người thân có các triệu chứng nghiêm trọng dưới đây, hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời:

  • Sốt cao trên 40°C.
  • Co giật.
  • Khó thở, thở nông.
  • Đau tức ngực hoặc vùng bụng.
  • Trẻ nhỏ ngủ li bì, khó đánh thức.
  • Đau nhức cơ nghiêm trọng, khó cử động.
  • Bí tiểu.
  • Da xanh xao, tái nhợt.
  • Đau đầu, chóng mặt kéo dài.
  • Cơ thể suy nhược, kiệt sức.
  • Bệnh lý mạn tính có dấu hiệu trở nặng.

Những đối tượng có nguy cơ cao bị biến chứng cúm:

  • Trẻ dưới 2 tuổi.
  • Người cao tuổi (trên 65 tuổi).
  • Phụ nữ mang thai.
  • Người suy giảm miễn dịch.
  • Người mắc bệnh lý mạn tính như hen suyễn, COPD, cao huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường…

Bảo vệ cả gia đình khỏi bệnh cúm – Tiêm vắc xin tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế H PLUS!

Đừng để cúm mùa ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và những người thân yêu! Tiêm vắc xin phòng cúm là cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Tại H PLUS cung cấp dịch vụ tiêm chủng chất lượng

  • Vắc xin nhập khẩu chính hãng, được bảo quản nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, đảm bảo hiệu quả phòng bệnh tối ưu.
  • Khám sàng lọc hoàn toàn miễn phí trước khi tiêm, đảm bảo an toàn tuyệt đối.
  • Không gian hiện đại, tiện nghi với khu chờ rộng rãi, đặc biệt có khu vui chơi đầy màu sắc giúp bé thoải mái như ở nhà.
  • Đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế Hàn Quốc tận tâm, kinh nghiệm dày dặn và chuyên môn cao luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình tiêm chủng.

Phòng khám Đa khoa Quốc tế H PLUS | H PLUS International Medical Center
“Y học tiên phong – Song hành cùng y đức” | “Excellence in Medicine – Compassion for humanity”
📍 Tầng 7–8, Tòa nhà Văn phòng A, Lotte Mall Tây Hồ, 272 Võ Chí Công, Hà Nội
🌐 Zalo OA: https://zalo.me/hplushn
🌐 Kakao Talk: https://pf.kakao.com/_AcWun
📝 Đặt lịch nhanh: https://forms.gle/8t84zLGVjw4gJQei9