Các dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh Gout 

Ngày cập nhật: 30-04-2025
33

Gout là một bệnh lý về xương khớp ngày càng phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh. Việc nhận diện sớm các dấu hiệu của bệnh giúp bạn có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. 

1. Bệnh Gout là gì?

Bệnh Gout (hay còn gọi là thống phong) là một dạng viêm khớp gây đau nhức dữ dội, sưng đỏ và nóng rát tại các khớp, thường gặp nhất ở ngón chân cái, ngón tay, đầu gối. Căn bệnh này được chia thành hai thể chính: Gout cấp tính và Gout mạn tính. Nếu xét theo nguyên nhân gây bệnh, Gout có thể được phân loại thành nguyên phát, thứ phát và bẩm sinh.

  • Nguyên phát & bẩm sinh: Chủ yếu do di truyền hoặc cơ địa.
  • Thứ phát: Liên quan đến rối loạn chuyển hóa purin, làm suy giảm chức năng lọc axit uric của thận. Khi nồng độ axit uric trong máu vượt mức cho phép, các tinh thể urat sẽ lắng đọng tại khớp gây viêm đau dữ dội và hình thành bệnh Gout.

Trước đây, Gout thường được xem là “bệnh nhà giàu” chủ yếu gặp ở nam giới. Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ, đặc biệt là sau mãn kinh ngày càng gia tăng. Chế độ ăn uống thiếu khoa học, tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu purin và lạm dụng rượu bia cũng góp phần khiến bệnh Gout trở nên phổ biến hơn, xuất hiện ở cả những người trẻ tuổi.

2. Bệnh Gout gây ra những triệu chứng như thế nào?

Bệnh Gout thường khởi phát đột ngột vào ban đêm, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh xương khớp khác. Dưới đây là những dấu hiệu điển hình giúp nhận diện bệnh:

  • Đau khớp dữ dội: Cơn đau có thể xuất hiện ở bất kỳ khớp nào nhưng thường gặp nhất ở ngón chân cái, ngón tay, đầu gối. Mức độ đau đạt đỉnh trong 4 – 12 giờ đầu, gây cảm giác đau nhức dữ dội, nóng rát.
  • Cơn đau kéo dài: Sau giai đoạn cấp tính, cơn đau có thể dịu đi nhưng không biến mất hoàn toàn, chuyển sang đau âm ỉ kéo dài trong vài ngày hoặc thậm chí vài tuần. Nếu không điều trị, tần suất cơn đau có xu hướng tái phát nhiều hơn và kéo dài hơn.
  • Sưng viêm, tấy đỏ: Khớp bị ảnh hưởng thường có dấu hiệu sưng, đỏ, nóng, khi chạm vào có cảm giác đau và căng cứng.
  • Giảm khả năng vận động: Khi bệnh tiến triển nặng, các khớp bị ảnh hưởng có thể giảm linh hoạt gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Nếu xuất hiện các triệu chứng trên, người bệnh nên chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nghiêm trọng về sau.

3. Cách hạn chế các biểu hiện của bệnh Gout

Người mắc bệnh Gout có thể kiểm soát triệu chứng và giảm nguy cơ tái phát bằng cách duy trì dùng thuốc, điều chỉnh chế độ ăn uống và thay đổi lối sống hợp lý.

3.1. Dùng thuốc theo chỉ định

Hầu hết bệnh nhân Gout cần được điều trị bằng thuốc để giảm đau, chống viêm và ngăn ngừa biến chứng. Một số nhóm thuốc thường được sử dụng gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) giúp giảm viêm và đau.
  • Colchicine hỗ trợ kiểm soát cơn Gout cấp.
  • Corticosteroid dùng trong trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng với các loại thuốc khác.
  • Bác sĩ có thể kê thêm thuốc ức chế sản xuất axit uric hoặc tăng cường đào thải axit uric qua thận, giúp kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.

3.2. Chế độ ăn uống khoa học

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế sự tiến triển của bệnh Gout. Người bệnh nên:

  • Uống nhiều nước để hỗ trợ đào thải axit uric.
  • Hạn chế thực phẩm giàu purine như hải sản, nội tạng động vật, thịt đỏ, đậu hạt.
  • Tránh rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích vì chúng làm tăng nguy cơ tái phát cơn Gout cấp.
  • Bổ sung rau xanh, trái cây, sữa ít béo để tăng cường sức khỏe xương khớp.

3.3. Thay đổi lối sống lành mạnh

  • Duy trì cân nặng hợp lý bằng cách luyện tập thể dục nhẹ nhàng, tránh vận động quá sức.
  • Hạn chế căng thẳng, stress, vì tinh thần bất ổn có thể làm bệnh trầm trọng hơn.
  • Chườm lạnh tại vùng khớp bị viêm để giảm đau và sưng.
  • Thăm khám định kỳ, theo dõi chỉ số axit uric để kiểm soát bệnh tốt hơn.

3.4. Can thiệp y tế khi cần thiết

Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, viêm khớp kéo dài hoặc có biến chứng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nội soi khớp. Nếu khớp bị tổn thương nghiêm trọng, bệnh nhân có thể cần thay khớp nhân tạo để phục hồi chức năng vận động.

Lắng nghe cơ thể, nhận diện triệu chứng sớm và điều trị kịp thời chính là cách tốt nhất để kiểm soát bệnh Gout và tránh các biến chứng nguy hiểm. Khi có dấu hiệu bất thường, hãy thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và điều trị hiệu quả.

4. Nên khám bệnh Gout ở đâu?

Tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế H PLUS, khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ thăm khám và chẩn đoán chuyên sâu với tiêu chuẩn quốc tế:

Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm:

  • Quy tụ các bác sĩ giỏi chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ xương khớp, từng công tác tại các bệnh viện lớn trong và ngoài nước.
  • Đặc biệt H PLUS có sự tham gia của các cố vấn hàng đầu đến từ Hàn Quốc, giúp chẩn đoán chính xác và hiệu quả.

Hệ thống trang thiết bị hiện đại:

  • Máy MRI, CT Scan, siêu âm khớp công nghệ cao giúp phát hiện tổn thương xương khớp từ giai đoạn sớm.
  • Máy đo loãng xương hiện đại hỗ trợ đánh giá mật độ xương, kiểm soát nguy cơ biến chứng do Gout mạn tính.
  • Ứng dụng công nghệ soi khớp tiên tiến để đánh giá mức độ tổn thương chính xác nhất.

Quy trình theo dõi chuyên sâu và dịch vụ tận tâm:

  • Lịch trình tái khám rõ ràng, giúp bệnh nhân theo dõi và kiểm soát bệnh tốt nhất.
  • Không gian phòng khám hiện đại, sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi với khu vực chờ thoải mái.
  • Làm việc vào cuối tuần, hỗ trợ tối đa cho bệnh nhân có lịch trình bận rộn.
  • Thủ tục bảo hiểm nhanh chóng, tối ưu quyền lợi cho người bệnh.

Liên hệ ngay Hotline: +84 24-7306-9889 để được tư vấn chi tiết và đặt lịch khám sớm nhất!


Phòng khám Đa khoa Quốc tế H PLUS | H PLUS International Medical Center
“Y học tiên phong – Song hành cùng y đức” | “Excellence in Medicine – Compassion for humanity”
📍 Tầng 7–8, Tòa nhà Văn phòng A, Lotte Mall Tây Hồ, 272 Võ Chí Công, Hà Nội
🌐 Zalo OA: https://zalo.me/hplushn
🌐 Kakao Talk: https://pf.kakao.com/_AcWun
📝 Đặt lịch nhanh: https://forms.gle/8t84zLGVjw4gJQei9